Nhiều người sử dụng nệm vẫn hay lo lắng về mùi cao su của nệm hoặc mùi ẩm mốc do nệm sử dụng lâu. Vậy vệ sinh nệm như thế nào để giúp khử mùi cao su của nệm trong phòng ngủ, đảm bảo sức khỏe cho bạn và cho cả gia đình bạn?
Trước hết bạn nên biết rằng với những nệm cao su mới mua về sẽ có mùi cao su nhẹ. Theo các chuyên gia, đây là mùi cao su tự nhiên chứng tỏ nệm được làm từ cao su thiên nhiên, mùi này tuy hơi khó chịu nhưng không gây hại cho sức khỏe. Sau một thời gian, mùi cao su của nệm sẽ nhạt dần và không còn lưu lại nữa. Bạn nên để phòng ngủ thật thông thoáng để mùi cao su này có thể tản đi nhanh hơn.
Nhưng nếu nệm mới mua có mùi cao su quá nồng và không tản đi hết dù qua nhiều ngày sử dụng thì có thể đây là lỗi do khâu khử mùi trong quá trình sản xuất. Nếu bạn mua nệm có bảo hành nên kịp thời mang đến cửa hàng để được đổi sản phẩm mới.
Đối với những nệm cao su đã sử dụng lâu ngày, mồ hôi thấm vào nệm sẽ gây ra âm mốc và có mùi khó chịu. Bạn nên vệ sinh nệm thường xuyên và đúng cách để khử mùi hôi và không làm nệm bị xuống cấp.
Để vệ sinh nệm bạn nên chuẩn bị một chiếc máy hút nệm hoặc dùng máy hút bụi nhà nhưng gắn thêm bộ phận hút phân tử siêu nhỏ. Sử dụng dung dịch chất tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh nệm. Dùng cồn/ oxy già và banking soda để tẩy những vết bẩn, vết ố và làm khô nhanh những chỗ ẩm ướt trên nệm. Phấn rôm em bé cũng rất có hiệu quả trong việc khử mùi cao su của nệm và các mùi khác trên nệm: Rắc một ít phấn rôm tinh khiết dành cho em bé thoa đều trên bề mặt nệm (sử dụng lượng vừa đủ để phủ một lớp mỏng). Phấn rôm có tác dụng hút ẩm, khử mùi, giúp bề mặt nệm trơn láng và có mùi thơm dễ chịu.
Đối với những vết bẩn thông thường, bạn hãy dùng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng phun lên, dùng miếng bọt biển hoặc miếng khăn sạch để thâm khô chỗ dung dịch.
Đối với những vết ố: Trộn một phần baking soda và hai phần nước lạnh vào một cái bát lớn. Dùng một miếng vải sạch nhúng vào dung dịch và đặt lên vết bẩn trong 30 phút. Sử dụng một miếng vải sạch khác nhúng vào nước lạnh và lau lại sau đó dùng một chiếc khăn khô để hấp thụ độ ẩm.
Khử mùi nấm mốc trên nệm: dùng máy hút nệm ở cả 2 mặt tấm nệm. Khi đã hút xong bạn nên làm sạch bộ lọc chân không và túi đựng bụi. Việc này sẽ ngăn chặn các bào tử nấm xuất hiện vào lần sau khi bạn sử dụng máy.
Khử mùi nước tiểu trẻ em trên nệm:
– Dùng khăn ướt làm sạch sơ qua vị trí bị bẩn
– Xịt dung dịch tẩy rửa lên đó và để qua đêm
– Sau khi dung dịch đó khô, rắc banking soda lên. Tiếp tục để qua đêm và phơi khô. Bạn cũng có thể trộn oxy già với banking soda sau đó xịt trực tiếp lên chỗ bị bẩn
Bạn nên lưu ý:
- Giặt ga nệm thường xuyên
- Để phòng ngủ luôn thông thoáng cho không khí lưu thông tốt, khử mùi cao su của nệm và các mùi ẩm mốc trên nệm nhanh hơn.
- Khi phơi nệm không nên phơi ở nơi có ánh sáng trực tiếp.
- Không giặt tẩy, là (ủi) trực tiếp trên nệm.