Nếu bạn vẫn còn lo lắng về những chuyện cỏn con không quan trọng, đã đến lúc nghiêm chỉnh hơn về việc đẩy lùi cơn stress ra khỏi cuộc đời bạn.
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Psychological Science, những người càng phản ứng lại những cơn khủng hoảng hằng ngày càng có nhiều nguy cơ bị rối loạn tâm tính.
Nghiên cứu đã tiến hành quan sát ảnh hưởng dài hạn của những cơn căng thẳng hằng ngày bằng cách đánh giá xem họ phản ứng mạnh mẽ như thế nào đối với những vấn đề thường gặp trong cuộc sống như cãi nhau với người bạn đời hoặc trục trặc trong công việc.
Căn bệnh trầm cảm tấn công bất kỳ ai, đặc biệt đánh vào nữ giới nhiều hơn nam giới.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, những người phản ứng mạnh với các yếu tố gây stress hằng ngày sẽ có 30 – 50% bị chẩn đoán là mắc chứng rối loạn tâm tính, chẳng hạn rối loạn trầm cảm hoặc các biểu hiện lo lắng khác, dễ mắc phải trong 10 năm tới.
Những người thành công trong việc giải tỏa stress sẽ xem stress như sợi dây đàn hồi. Nhưng nếu rơi vào cơn khủng hoảng nghiêm trọng, họ sẽ dần mất khả năng phản ứng lại và đó là lúc rắc rối xảy ra.
Thế nên, nếu lần tới bạn có cảm giác “đời lại bất công với mình”, dù cho đó là chuyện trả cả xấp hóa đơn, chán sếp hoặc bực hàng xóm, bạn nên tham khảo 5 cách sau giúp bạn lấy lại sự thư giãn.
1. Bấm nút dừng
Lúc bạn đang kích động, đừng gửi mail, trả lời thư hoặc nhấc điện thoại lên và bấm máy. Phản ứng lại trong lúc chưa hạ hỏa sẽ khiến bạn càng stress thêm. Nên lắng nghe tiếng nói từ sâu trong bản thân mình trước khi cư xử bất cứ điều gì.
2. Thở bằng bụng
Đặt một tay lên lồng ngực và thở thật sâu, làm thế nào để bụng căng hết mức là được. Bàn tay trên ngực phải không phập phồng theo nhịp hít thở. Thở bằng cơ hoành có lợi cho hệ thần kinh đối giao cảm, hoạt động như chiếc phanh, giúp dừng cơn “lôi đình” sắp bốc hỏa.
3. Soi vào bản chất vấn đề
Bạn phải trả các hóa đơn tiền điện, nước… cao ngất ngưởng? Đối mặt với cách sống dẫn đến tình trạng này có thể giúp bạn tìm lại sự kiểm soát và không lặp lại sai lầm. Điều đó cho thấy bạn có trách nhiệm, ít nhất là một phần, với cả những điều tích cực và tiêu cực xảy ra trong cuộc đời mình.
4. Đừng chất đống mọi việc!
Càng căng thẳng, lo lắng, bạn càng có xu hướng “thả ga” và bỏ hết mọi việc sang một bên. Vấn đề không được giải quyết, càng dồn ứ càng khiến bạn rơi vào bế tắc. Thay vì thế, bạn nên ghi nhận sự việc, thậm chí có thể ghi ra giấy để không phải chứa thêm dữ liệu trong đầu. Sau đó, chọn lúc tỉnh táo để giải quyết triệt để.
5. Nhìn xa trông rộng
Thử hình dung cuộc đời bạn như một chuyến xe lăn bánh trên đường dài, bạn sẽ thấy những rắc rối hôm nay mình gặp phải chẳng là gì trong bức tranh toàn cảnh. Khi nhìn rộng hơn, bạn có cơ hội nhận ra mình có cả những lúc thành công chứ không chỉ toàn thất bại. Cách này giúp bạn thôi dằn vặt bản thân hoặc đắm chìm trong nỗi lo lắng.
6 Giải toả căng thằng bằng cách giải trí
Bạn có thể dẫn bạn bè hoặc người thân để đi xem phim, đó là cách xã stress hữu hiệu nhất, nếu không thể đi ra ngoài thì cũng có thể mở hoặc chọn một bộ phim hài hoặc vui nhộn sẽ giúp tinh thần được thoải mái hơn. Bạn có thể chọn cho mình một chiếc Ghế Lười hay Gối Lười ở TP HCM để nằm thư giãn tại nhà.